Văn học Việt Nam
Trò chuyện văn chương: Văn chương phi hư cấu: Hãy đi xa hơn nữa!
6 năm trước
Văn chương phi hư cấu là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, đời sống văn chương Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những tác phẩm phi hư cấu, thu hút sự quan tâm chú ý của người viết và của người đọc nói chung, người làm nghiên cứu phê bình nói riêng. VNQĐ số này mở cuộc trò chuyện bàn tròn về chủ đề văn chương phi hư cấu, với sự tham gia của PGS.TS Phạm Xuân Thạch (Chủ nhiệm khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Thành (Trưởng khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế) và nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế. Văn học Việt Nam 1975 – 1991 – Nhìn lại các bước đi. Lắng nghe các tiếng nói
8 năm trước
*LÃ NGUYÊN* Bức tranh văn học Việt Nam sau 1975 phong phú, đa dạng với nhiều bè bối tương đối phức tạp. Nó là sản phẩm của nhiều thế hệ cầm bút có quan điểm nghệ thuật rất khác, thậm chí đối lập, trái ngược nhau. Biểu tượng ngôi sao trong truyền thuyết dân gian người Việt
8 năm trước
– NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG – Dẫu chỉ mới đề cập đến ngôi sao xuất hiện trong đời thực của truyền thuyết nhưng chúng tôi cho rằng không khó để xác định lớp nghĩa khởi sinh sự sống và những phẩm chất phi thường mà tác giả dân gian gởi gắm trong biểu tượng. Dường như ngôi sao – đá trời đã trở thành một biểu tượng cho sự liên thông của trời đất ở nhân vật. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong đời sống và văn hóa của người Việt. Một mạch nguồn len chảy và tăng thêm những tầng nghĩa của biểu tượng ngôi sao nói riêng và truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung.