Lý luận và phê bình văn học


Trò chuyện văn chương: Văn chương phi hư cấu: Hãy đi xa hơn nữa!

5 năm trước
Văn chương phi hư cấu là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, đời sống văn chương Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những tác phẩm phi hư cấu, thu hút sự quan tâm chú ý của người viết và của người đọc nói chung, người làm nghiên cứu phê bình nói riêng. VNQĐ số này mở cuộc trò chuyện bàn tròn về chủ đề văn chương phi hư cấu, với sự tham gia của PGS.TS Phạm Xuân Thạch (Chủ nhiệm khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Thành (Trưởng khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế) và nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế.

Nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học

7 năm trước
“Tôi nghĩ, dẫu đã ra đời tròn nửa thế kỉ, ở ta, tiểu luận của Lotman vẫn giữ nguyên tính thời sự của nó”

Huyền thoại – Northrop Frye và Roland Barthes

7 năm trước
Cả Northrop Frye lẫn Roland Barthes đều nghiên cứu huyền thoại dưới góc độ ngôn ngữ/ngôn từ/phát ngôn trong mối quan hệ huyền thoại với văn học/ký hiệu. Tại đây, chúng ta chứng kiến cuộc gặp gỡ của Northrop Frye với Roland Barthes mặc dù xuất phát điểm của hai ông là khác nhau: một người từ phê bình huyền thoại, người kia từ kí hiệu học.

Chủ nghĩa Marx trong khảo cứu và phê bình văn học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

7 năm trước
Trong khảo cứu và phê bình văn học ở miền Nam Việt Nam, chủ nghĩa Marx giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Khác với những trào lưu tư tưởng phương Tây khác, vốn được du nhập vào Sài Gòn cùng với quá trình Âu hóa xã hội, chủ nghĩa Marx bén rễ vào vùng đất này trong điều kiện phong trào dân tộc kết hợp với phong trào cộng sản ngay từ những năm 1930 và đã chi phối đời sống chính trị, xã hội, văn hóa trong thời kỳ chống Pháp.

Ferdinand de Saussure, Claude Lévi-Strauss và chủ nghĩa cấu trúc ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

7 năm trước
Trong những năm 1954-1975, ở miền Nam Việt Nam, nếu chủ nghĩa hiện sinh lan truyền khá rộng rãi cả trong học giới lẫn trong công chúng dưới nhiều hình thức đa dạng, thì chủ nghĩa cấu trúc chỉ ảnh hưởng ở một phạm vi hạn chế trong nhà trường đại học và giới chuyên môn. Tuy vậy, có thể nhận thấy những nỗ lực thầm lặng, nghiêm túc trong việc giới thiệu và bước đầu vận dụng chủ nghĩa cấu trúc vào những công trình khảo cứu về ngôn ngữ học, dân tộc học, sau đó là nghiên cứu và phê bình văn học.

Văn học Việt Nam đương đại và những giới hạn của thực tiễn sáng tạo

7 năm trước
*TÂM THANH* Sáng tạo văn chương nghệ thuật được kể từ những giới hạn là một câu chuyện rất lớn của thời chúng ta đang sống. Câu chuyện này có thể được hình dung từ hai bình diện: chủ quan và khách quan.

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

7 năm trước
* TRẦN LÊ HOA TRANH* Nếu gõ cụm từ “tiểu thuyết ngôn tình” lên trang tìm kiếm Google thì chỉ trong 0,57 giây cho ra đến 11.100.000 kết quả với đủ các lĩnh vực liên quan như đường link dẫn đến các trang web đọc truyện ngôn tình, các trang dành riêng cho những người yêu thích thể loại này, các bài viết về nó… Kết quả trên cho thấy đây là một “hiện tượng đọc” rất đáng quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, mặc dù xuất hiện tại nước ta trong một khoảng thời gian không ngắn, gây xôn xao dư luận với những luồng ý kiến khác nhau nhưng hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học, cặn kẽ về thể loại này với tư cách là một hiện tượng văn hóa đại chúng ngày nay.

Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: Kinh nghiệm phân loại

8 năm trước
* O.F. Rusakova* Ngày nay, lĩnh vực nghiên cứu có tên gọi “lí thuyết diễn ngôn” là một trong những khuynh hướng đang phát triển mạnh mẽ nhất trong các khoa học xã hội hiện đại. Chứng cớ là hàng năm, số lượng các ấn phẩm, các hội thảo khoa học, các giáo trình đại học, các luận văn, luận án dành cho những lĩnh vực khác nhau trong việc vận dụng các lí thuyết diễn ngôn và phân tích – diễn ngôn đang không ngừng tăng lên.

Văn học đồng tính ở Việt Nam – từ những hình thức ngụy trang đến các tự thuật thú nhận

8 năm trước
*TRẦN NGỌC HIẾU* Một cách thẳng thắn, những gì trình bày ở đây, trước hết, giống như một tổng thuật về lịch sử của dòng văn học đồng tính ở Việt Nam, từ những hình thức ngụy trang trong lịch sử đến các tự thuật công khai thú nhận giới tính hiện nay. Mặt khác, bài viết còn đưa ra một dự phóng để suy nghĩ xa hơn về văn học đồng tính nhằm giải phóng hình dung về dòng văn học này như một “ghetto” của một cộng đồng thiểu số.

Văn xuôi các nhà văn nữ thế hệ sau 1975 nhìn từ diễn ngôn giới

8 năm trước
*THÁI PHAN VÀNG ANH* Sau 40 năm thống nhất đất nước, sau 30 năm đổi mới, đã có thêm ngày càng nhiều những nhà văn “tên tuổi”, như Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh,… góp phần khẳng định một thế hệ nhà văn cầm bút và trưởng thành từ sau 1975. Không có nhiều tuyên ngôn, song bằng những trang viết lặng thầm, bền bỉ, bằng số lượng tác phẩm được bạn đọc đón nhận và… thừa nhận, các nhà văn nữ thế hệ trưởng thành sau 1975 đã góp phần không nhỏ trong sự chuyển đổi văn học.