Lý luận và phê bình văn học


Đổi mới tư duy lý luận trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1986 đến nay

7 năm trước
– HUỲNH NHƯ PHƯƠNG – Kể từ khi kết thúc hai cuộc kháng chiến 1945-1975, bốn mươi năm đã trôi qua. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, cũng sắp gần ba mươi chẵn. Giữa hai mốc lịch sử 1975-1986 là hai cuộc chiến tranh biên giới, chính sách cấm vận của Mỹ, những trì trệ của nền kinh tế tập trung quan liêu thời hậu chiến đã chứng kiến biết bao khó khăn, gian khổ của đất nước. Dù sao, thời gian đó cũng tạo điều kiện cho sức sáng tạo của dân tộc được phục hồi trong xây dựng kinh tế và văn hóa. Riêng trong lĩnh vực văn học, có thể nói đến một bước ngoặt về tư duy lý luận thể hiện trong hoạt động nghiên cứu, phê bình, có tác động tích cực đến sáng tác, thưởng ngoạn và tiếp nhận từ 1986 đến nay.

Thơ Việt Nam ba mươi năm đổi mới (1986-2016)

7 năm trước
– HỒ THẾ HÀ – Công cuộc đổi mới của Đảng được khởi xướng năm 1986 ở nước ta là sự kiện chính trị và xã hội quan trọng, kích hoạt sự đổi mới văn học, trong đó, có sự khởi sắc và lên ngôi của tất cả các thể loại văn học, mà thơ được xem là thể loại xung kích, tiên phong, tiền trạm cho tâm hồn và nghệ thuật nhanh nhạy và đa dạng nhất, xét từ đặc trưng thể loại trong sự vận động và phát triển của nó với tương quan dân tộc – thế giới, hiện đại – hậu hiện đại, được các chủ thế sáng tạo ý thức thể hiện trong các bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội và đời sống văn học.

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 – dấu ấn đổi mới qua đề tài, chủ đề và phương thức thể hiện

7 năm trước
– NGUYỄN THÀNH – Năm 1986 được ghi nhận là dấu mốc quan trọng về sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có văn học. Công cuộc đổi mới văn học, thực tế đã diễn ra từ sau 1975, tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1975 – 1985, giới văn nghệ chỉ mới dò đường. Từ 1986 trở về sau, văn học mới thực sự đổi mới và đổi mới mạnh mẽ, trong đó có tiểu thuyết.